6 DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ MẸ BẦU CẦN LƯU Ý

6 DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ MẸ BẦU CẦN LƯU Ý

1. Thở nhẹ nhàng hơn:

Bạn có thể thở dễ dàng trở lại!Đây là dấu hiệu cho thấy em bé đã tụt xuống, lún sâu hơn vào xương chậu của bạn và giảm bớt một số áp lực lên cơ hoành, giúp bạn không bị hụt hơi. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy áp lực lên bàng quang tăng lên, đồng nghĩa với việc phải đi vệ sinh nhiều hơn.
Mọi người có thể nhận xét về ngoại hình đã thay đổi của bạn, mặc dù bản thân bạn có thể không nhận ra những thay đổi đó.

2. Chảy máu: (Ra mè tây hay dấu báo)

Trong thời kỳ mang thai, một lớp chất nhầy dày bảo vệ lỗ cổ tử cung khỏi vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Khi cổ tử cung của bạn bắt đầu mỏng và giãn ra, nút này sẽ tự nhiên bị tống ra ngoài. Một số phụ nữ nghĩ rằng nút này trông rắn chắc như nút chai, nhưng thực chất đó là chất nhầy hoặc dịch nhầy như dây đàn.
Nó có thể trong suốt, màu hồng hoặc nhuốm máu và có thể xuất hiện vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ. Không phải tất cả phụ nữ đều nhận thấy dấu hiệu này.

3. Vỡ ối

Cứ 10 phụ nữ thì chỉ có 1/10 phụ nữ bị vỡ ối sớm. Sự kiện này thường xảy ra ở nhà, thường là khi bạn trên giường. Đôi khi túi ối bị vỡ hoặc bị rò rỉ trước khi chuyển dạ và do tử cung nằm trực tiếp trên bàng quang nên có thể khiến bạn bị rò rỉ nước tiểu.
Đôi khi có thể khó phân biệt nước tiểu với nước ối.

Nếu ối của bạn đã vỡ, bạn có thể nhận biết được, nó sẽ là một chất lỏng không có mùi. Ối vỡ sớm có thể chảy đột ngột hoặc nhỏ giọt liên tục. Nếu bạn nhận thấy chất lỏng bị rò rỉ, bạn nên cố gắng xác định xem nó có mùi như nước tiểu hay không. Nếu nó có vẻ không phải là nước tiểu, bạn nên liên hệ với nhân viên y tế của bệnh viện chăm sóc sức khỏe của mình.
Cho đến khi bạn gặp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh, không sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc làm bất cứ điều gì có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo của bạn. Hãy cho nhân viên y tế của bạn biết nếu chất dịch có gì khác ngoài trong và không mùi, đặc biệt nếu nó có màu xanh lá cây hoặc có mùi hôi, có thể cho thấy sự biểu hiện của nhiễm trùng hoặc phân su (màu nâu / xanh hơn).

4. Cảm giác “ lót ổ" 

Trong hầu hết thời kỳ mang thai, có lẽ bạn đã phải chống chọi với cơn thèm ngủ trưa, vì vậy bạn sẽ dễ dàng nhận ra triệu chứng này. Một ngày sẽ đến khi bạn thức dậy với cảm giác tràn đầy năng lượng! Bạn sẽ có động lực để lập danh sách những việc cần làm, những thứ cần dọn dẹp, những thứ cần mua, v.v., và bạn sẽ cảm thấy sự hối thúc về mọi thứ mình đã bỏ dở.

Bất chấp những lời thúc giục này, hãy nhớ rằng “Chuyển dạ” có thể sắp đến gần, vì vậy hãy cố gắng tiết kiệm năng lượng của bạn.

5. Sự xóa mỏng cổ tử cung

Vào tháng cuối của thai kỳ cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn ra và mỏng đi. Đây là một dấu hiệu cho thấy phần dưới của tử cung đang chuẩn bị cho việc sinh nở, vì cổ tử cung mỏng hơn sẽ dễ dàng giãn ra hơn.

Bác sĩ hoặc nhân viên y tế của bạn có thể kiểm tra trong hai tháng cuối của thai kỳ. Sự xóa cổ tử cung được đo bằng phần trăm. Bạn có thể nghe nhân viên y tế của mình nói, “Cổ tử cung xóa 25%, xóa 50%, 75%…” Các cơn co thắt Braxton Hicks hoặc “cơn co tử cung hữu hiệu” mà bạn đang trải qua có thể đóng một phần trong quá trình xóa CTC. Bạn sẽ không có khả năng đánh giá mức độ xóa CTC của mình. Nó chỉ có thể được xác định bằng cách khám của nhân viên y tế.

Xóa mỏng cổ tử cung

 

6. Quá trình mở cổ tử cung 

Quá trình giãn nở là quá trình cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Độ mở CTC được đo bằng cm hoặc ít chính xác hơn bằng “ngón tay” khi thăm khám âm đạo. “CTC mở hoàn toàn” có nghĩa là bạn đang ở mức 10 cm và sẵn sàng sinh con. Nhân viên y tế của bạn có thể cho bạn biết cổ tử cung của bạn đã giãn ra bao nhiêu cm và đây cũng là điều mà bạnkhông thể tự mình xác định được.

Các giai đoạn chuyển dạ

 

Một dấu hiệu Chắc chắn Chuyển dạ thực sự đang diễn ra:

  • Các cơn co thắt tử cung liên tục: Khi bạn bắt đầu trải qua các cơn co thắt tử cung đều đặn, đó là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy bạn đang chuyển dạ. Khi điều này xảy ra, đây là thời điểm tốt để lấy sổ ghi chép ra và ghi lại chính xác thời gian mỗi cơn co thắt bắt đầu và chúng kéo dài bao lâu.
  • Những cơn co thắt này có thể giống như đau bụng kinh hoặc giống như một cơn đau thắt lưng đến và đi. Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, chúng có thể cách xa nhau từ 20 đến 30 phút. Theo diễn tiến của chyển dạ, các cơn co thắt của bạn có thể bắt đầu xảy ra với khoảng thời gian ngắn hơn, có lẽ cứ sau 10-15 phút hoặc ít hơn.

Khi các cơn co thắt của bạn đều đặn cách nhau 5 phút, đã đến lúc bạn nên gọi cho nhân viên y tế

Các cơn co thắt chuyển dạ có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện thường xuyên
  • Có thể dự đoán được (chẳng hạn như tám phút một lần)
  • Cơn go ngày càng xuất hiện nhanh hơn
  • Cơn go ngày càng kéo dài hơn
  • Cơn go dần trở nên mạnh mẽ hơn
  • Mỗi cơn co thắt được cảm nhận trước tiên ở phần lưng dưới và sau đó tỏa ra phía trước hoặc ngược lại
  • Sự thay đổi tư thế cơ thể sẽ không làm chậm hoặc ngừng các cơn co thắt
  • Nút nhầy có thể xuất hiện
  • Ối có thể bị vỡ
  • Nhân viên y tế khi thăm khám âm đạo sẽ nhận thấy những thay đổi ở cổ tử cung như độ xóa mở cổ tử cung

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN