THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN

THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN

Thay khớp háng toàn phần là gì?

Thay khớp háng toàn phần là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ đi phần chỏm xương đùi và thay bằng chỏm kim loại hoặc bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi và có thể tiến hành nạo bỏ phần ổ cối bị hư để đặt vào một chén bằng kim loại bên trong có chứa chất polyethylene hoặc bằng sứ. Khớp háng nhân tạo toàn phần là loại khớp háng bao gồm cả phần chỏm và phần ổ cối.

Khớp háng toàn phần là khớp háng nhân tạo gồm 2 thành phần chính: 

Ổ chảo, chỏm xương đùi dùng để thay thế cho khớp háng bị hư do thoái hóa, hoại tử chỏm xương đùi hoặc gãy cổ xương đùi cũ,... 

Nó giúp bệnh nhân bớt đau, phục hồi lại một số động tác sinh hoạt hoặc lao động. 

Bao giờ bệnh nhân được chỉ định thay khớp háng?

Có nhiều bệnh lý gây tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và sụn ổ cối như bệnh hoại tử ở chỏm xương đùi, thoái hoá khớp háng, hoặc viêm khớp dạng thấp,… Trong thời gian đầu mắc bệnh, đa số chúng ta thường áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn như sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, giảm sức tì đè lên vùng khớp,… tuỳ theo mỗi loại bệnh khác nhau. Một số trường hợp sau sẽ được tiến hành xem xét nên thực hiện phương pháp phẫu thuật thay khớp háng đó là:

– Người bệnh bị đau kéo dài mặc dù đã được điều trị bảo tồn tích cực, cơn đau gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

– Người bệnh đi lại khó khăn, đặc biệt là việc đi lên hoặc đi xuống cầu thang.

Bên cạnh đó, thay khớp háng nhân tạo thường được áp dụng cho các bệnh lý gây tổn thương nặng tới khớp háng như:

– Bệnh hoại tử chỏm xương đùi

– Bệnh thoái hoá khớp háng

– Bệnh viêm khớp dạng thấp

– Bị gãy cổ xương đùi

– Bệnh u xương

Phòng tránh các vấn đề có thể gặp sau phẫu thuật

Bạn cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để hạn chế tối đa nguy cơ gặp các vấn đề sau phẫu thuật.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN