ĐẺ KHÔNG ĐAU

ĐẺ KHÔNG ĐAU

“ĐẺ KHÔNG ĐAU” – MÓN QUÀ NHÂN VĂN DÀNH TẶNG MẸ BẦU

Sinh con luôn là một điều tuyệt diệu, nhưng những cơn đau trong quá trình sinh luôn là nỗi lo sợ, đôi khi là nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ. Có tới 70% phụ nữ cảm thấy cơn đau đẻ vượt ngưỡng chịu đựng. Rất nhiều phụ nữ phải hứng chịu cơn đau chuyển dạ (đau bụng đẻ) kéo dài từ  từ 1-2 ngày sẽ ảnh hưởng sức lực và tinh thần vượt cạn, sinh con của người mẹ. 

Thấu hiểu được điều này và mong muốn được đồng hành cùng sản phụ trên hành trình vượt cạn, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hội An triển khai dịch vụ “ĐẺ KHÔNG ĐAU”. Nhờ đó sẽ giúp bà mẹ cảm thấy đỡ lo lắng và sẵn sàng đón bé trong lần sinh nở đầu tiên lẫn các lần sinh nở tiếp theo.

Phương pháp ĐẺ KHÔNG ĐAU sẽ giúp sản phụ giảm đau hiệu quả và đặc biệt là các bác sĩ có thể chủ động điều chỉnh mức độ và thời gian giảm đau phù hợp với từng trường hợp chuyển dạ của từng sản phụ.

  1. Đẻ không đau là gì?

Tê ngoài màng cứng trong sản khoa (đẻ không đau) là phương pháp gây tê cục bộ làm giảm các cơn đau đau trong chuyển dạ. Giảm đau trong chuyển dạ là làm giảm đau ở nửa dưới cơ thể nhưng không làm mất hoàn toàn cảm giác. Sản phụ vẫn cảm giác được các cơn gò tử cung (điều này rất hữu ích trong khi rặn sinh), vẫn cảm giác được cử động của em bé.

Giảm đau trong sản khoa là dùng catheter đưa vào khoang màng cứng của cột sống để bơm một lượng thuốc tê rất nhỏ vào liên tục để giảm đau. Từ khi bơm thuốc đến khi bắt đầu có hiệu quả giảm đau khoảng sau 20 phút. Một lượng thuốc tê rất nhỏ được bơm vào màng cứng, nguy cơ biến chứng rất thấp và rất an toàn để kiểm soát cơn đau trong chuyển dạ. 

  1. Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp “Đẻ không đau”

Có khoảng 1% sản phụ có triệu chứng đau đầu, điều này xảy ra khi kim ngoài màng cứng chọc vào tủy sống làm thoát dịch não tủy. Sốt có thể xảy ra khi thực hiện tê ngoài cứng để giảm đau, điều này nguyên nhân vẫn chưa rõ, chưa thể phân biệt rõ sốt là do tê ngoài màng cứng hay nhiễm trùng nên có thể sản phụ và bé được kế đơn kháng sinh. Ngứa có thể xảy ra ở vùng thuốc tê tác dụng. Đau nhức có thể xảy ra ở vùng tiêm ngoài màng cứng. Buồn nôn và nôn có thể xảy ra do hạ huyết áp và triệu chứng này thoáng qua và tự mất đi. Trong trường hợp rất hiếm thuốc tê tác dụng cao và có thể gây ra khó thở, nhưng bác sĩ gây mê hồi sức có thể giải quyết vấn đề này nhẹ nhàng. Tụ máu ở vùng tiêm ngoài màng cứng cũng có thể xảy ra, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ kiểm tra kỹ chức năng đông máu trước khi làm thủ thuật nên trường hợp này cũng hiếm thấy.

III. Những ai không được thực hiện phương pháp Đẻ không đau?

Dịch vụ đẻ không đau sẽ không được chỉ định cho các thai phụ ở tình trạng sau:

  • Sản phụ có mắc các bệnh tim mạch.
  • Sản phụ đang bị viêm, nhiễm trùng vùng lưng gây tê
  • Sản phụ có tiền sử dị ứng thuốc tê
  • Sản phụ đang dùng loại thuốc chống đông máu
  • Sản phụ xuất hiện hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng máu
  • Sản phụ có cột sống bất thường: đã phẫu thuật cột sống lưng, có đặt dụng cụ kim loại…

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN